Văn hóa Khmer

Rìa hu trong tâm thức người KHƠ-ME NAM BỘ

Rìa-hu là vị thần có khuôn mặt dữ tợn được trang trí phổ biến ở các chùa Khơ-me. Ở chùa, Rìa-hu được trang trí tại nhiều nơi như: cổng chùa, hàng cột trong chính điện, trên các vòm cửa phòng của sư sãi… Hình tượng này nhằm nói lên uy quyền của Đức Phật trong việc chế ngự các loài quỷ dữ. Đây là tín ngưỡng sơ khai của cộng đồng người Khơ-me Nam Bộ còn mang dấu vết của việc ảnh hưởng Bà-la-môn giáo. Nó phản ánh cái nhìn “của người trồng trọt sơ khai trước sức mạnh huyền bí của thiên nhiên; nghĩa là trước thời tiết, sự vận hành của các thiên thể, thủy triều, và các hiện tượng tự nhiên khác, tức những gì có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông dân, thậm chí của cả cư dân ven biển.”1

Kinh Phật trên lá buông - Kỳ II: Những truyền nhân mới của kinh lá

GN - Lá buông ghi kinh Phật thật sự là một di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc của người Khmer Nam Bộ, do đó cần có kế hoạch khôi phục, lưu giữ và bảo tồn.

Kinh Phật trên lá buông - Kỳ 1: Người viết kinh lá

GN - Vùng núi Cấm (An Giang), hay vùng Thất Sơn, là nơi có nhiều huyền thoại và những câu chuyện lạ kỳ. Vùng đất này hiện còn lưu giữ một loại sách “kinh” được viết trên lá, thể hiện giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

(PGVN) Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Nhạc cụ của người Khmer Nam bộ

Theo phong tục tập quán của người Khmer Nam bộ thì nhạc ngũ âm được coi là tài sản quý, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ từ bao đời nay. Nó chỉ được phép “ra mắt” vào các ngày lễ lớn như Chôl Chnăm Thmây, Sendolta và Ok Om Bok. Vì vậy, nhạc ngũ âm là thành tố cơ bản để tạo ra lễ hội, là “linh hồn” trong đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ.

Lễ hội truyền thống với việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam bộ

Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và phong phú, tập quán đa dạng, lễ hội phong phú. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi cả nước bước vào thời kỳ hòa nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi (cả tích cực và tiêu cực). Vì vậy, văn hóa truyền thống nói chung, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ nói riêng cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam bộ trong tình hình hội nhập hiện nay.

Độc đáo Kinh lá buông vùng Bảy Núi

Ngày 23-1-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công bố Danh mục 11 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer” thuộc loại hình “Tri thức dân gian” tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang).

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh.

Chùa Khmer Nam bộ với việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng

Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ, dân số khoảng 17,3 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước. Trong đó, người Kinh trên 90%; người Khmer hơn 7%; người Hoa 1,2% và người Chăm chiếm gần 0,07%. Toàn vùng có 07 tôn giáo với hơn 30 hệ phái, có 4.622 cơ sở thờ tự, trong đó có khoảng 450 chùa Khmer, với gần 10.000 sư sãi.

Nét văn hóa truyền thống trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ

Lễ Chôl Chnăm Thmây còn gọi là lễ chịu tuổi hay Tết năm mới của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ này được tổ chức vào Khe chét (tức tháng 4 dương lịch), thường diễn ra trong vòng ba hoặc bốn ngày, ba ngày (từ ngày 13 đến ngày 15) đối với năm thường, 4 ngày (từ ngày 13 đến ngày 16) đối với năm nhuần. Trước đây, một số chùa Khmer ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Tịnh Biên (An Giang) còn tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây kéo dài từ 7 đến 10 ngày để người dân trong phum sóc tập trung lên chùa vui chơi, đóng góp công sức xây dựng chùa. Phần lớn, lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức ở chùa, với sự tham gia của các vị sư sãi, các vị Acha và những người Khmer sinh sống trong các phum sóc chung quanh chùa. Ngày nay, những nghi lễ truyền thống trong ngày Tết của dân tộc vẫn được người Khmer Nam Bộ gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).