Văn hóa Khmer

Sắc màu văn hóa truyền thống dân tộc Khmer

Dân tộc Khmer là một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam bộ nhiêu ngôi chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng minh được điều đó. Có nhiều ngôi chùa đã ghi dấu trong lịch sử mở cõi của Đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn rất nhiều so với tên gọi Gia Định, một tên gọi chính thức đặt dấu ấn cho việc mở cõi và cai trị của chúa Nguyễn ở vùng đất này. Song song với việc ghi dấu ấn cho việc định cư của mình, người dân Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó cần được gìn giữ và phát huy nhằm chống sự “xâm thực” của các nền văn hóa khác, bảo toàn nguyên vẹn yếu tố gốc có như vậy mới thấy được sự phong phú đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN CỦA LỐI SỐNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH

Trà Vinh và Sóc Trăng là hai tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có dân tộc Khmer sinh sống nhiều bậc nhất so với các tỉnh khác ở Nam Bộ. Riêng ở tỉnh Trà Vinh có hơn 300 ngàn người là dân tộc Khmer (chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh). Dân tộc Khmer có văn hóa rất đặc thù, chịu ảnh hưởng lớn bởi Phật giáo Nam tông từ nhiều thế kỷ qua. Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng đến nhiều thành tố văn hóa của dân tộc Khmer, trong đó phải kể đến văn học, nghệ thuật, tư tưởng, đạo đức, lối sống,…

ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VĂN HÓA NAM BỘ

Phật giáo Nam tông đến với cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sau đạo Bà La Môn. Trong khi đạo Bà La Môn như là một công cụ thống trị của tầng lớp cai trị thì Phật giáo Nam tông lại ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Tục tu thiền (Som năk tho) trong xã hội nông thôn người Khmer đồng bằng sông Cửu Long

Đối với người Khmer, khi mới sinh ra đã là một tín đồ của Phật giáo Theravada, cả cuộc đời gắn bó với ngôi chùa, sống trong niềm tin tôn giáo, đến khi mất đi, nắm tro tàn cũng nương nhờ cửa Phật. Vì vậy, việc có một thời gian được tham thiền, học giáo lý nhà Phật là điều mà mọi người Khmer đều mơ ước và mong muốn thực hành. Có lẽ vì vậy, hiện nay Tục tu Thiền (Som năk tho) luôn được đông đảo người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hành. Không chỉ dành cho phụ nữ và những người lớn tuổi mà cả sư sãi cũng tham gia rất nhiều. Som năk tho có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi cá nhân. Đa số những người Khmer khi đã lớn tuổi đều cho rằng: trong cuộc đời con người khó tránh khỏi các tội lỗi, vì vậy nếu nam giới chưa đi tu hoặc nữ giới không được tu thì khi về già nhất định họ sẽ đi Som năk tho để được trở về con đường chánh đạo.

Vai trò của Phật giáo Nam tông với người Khmer ở Nam bộ

(PGVN) Phật giáo Nam tông là tôn giáo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông Khmer tồn tại lâu bền với người Khmer Nam bộ đã chứng tỏ sự hòa hợp chặt chẽ giữa đạo đức của Phật giáo Nam tông Khmer với lối sống của cộng đồng người Khmer một cách sâu sắc.

Người cuối cùng biết tạo ra "báu vật" của người Khơ-me

Kinh lá là loại kinh Phật của Phật giáo Nam tông Khơ-me chỉ có ở vùng Bảy Núi (An Giang), được những bậc tiền bối đạo hạnh cao thâm và tài hoa viết bằng chữ Khmer trên lá cây Buông.

Kỳ bí mặt nạ Khmer

Người Khmer Nam Bộ gọi những chiếc mũ mang hình đầu các nhân vật hoặc linh vật trong văn hóa tín ngưỡng dân gian là mão. Cùng với chiếc mặt nạ, mão được dùng làm phục trang trong nghệ thuật múa hát truyền thống của người Khmer.

Nét đặc sắc của nền văn hóa Khmer

(TG) - Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ và tuyệt đối. Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Từ thế kỷ thứ VII đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử.

Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Khmer ở Trà Vinh

Người Khmer sinh tụ ở Nam bộ nói chung, Trà Vinh nói riêng từ rất lâu, họ có tiếng nói và chữ viết riêng cùng với các lễ hội truyền thống đặc sắc tạo nên nền văn hóa rực rỡ. Tôn giáo chính của người Khmer là đạo Phật phái Nam Tông (Therevada). Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 141 ngôi chùa Khmer với kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo.

Dấu ấn của Phật giáo Nam tông trong văn hóa tinh thần truyền thống của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bào Khmer sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu hết theo Phật giáo Nam tông. Tôn giáo này hiện vẫn có những ảnh hưởng sâu sắc, nhiều mặt đến cuộc sống con người, trở thành cấu trúc bên trong, góp phần làm nên bản sắc văn hóa riêng của người Khmer.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).