Văn hóa Khmer

LỄ HỘI OK OM BOK CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ – NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN PHÁT HUY TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phật giáo Nam tông là tôn giáo truyền thống của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer đều mang đậm dấu ấn của tôn giáo này. Đa phần các nghi thức, lễ hội của người Khmer Nam bộ đều gắn liền với thiên nhiên và được tổ chức trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Khmer. Điển hình cho lễ hội mang ý nghĩa sinh thái học tâm linh này phải kể đến lễ hội Ok Om Bok (cúng trăng) của người Khmer Nam bộ. Lễ hội có ý nghĩa thiết thực khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng. Điều này vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL như hiện nay.

Độc đáo lễ Kiết giới sây - ma của người Khmer Nam Bộ

Đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây (Tết cổ truyền), lễ Sen Dolta (lễ Báo hiếu), lễ hội Oóc Om Bóc… Đặc sắc nhất có thể kể đến lễ Kiết giới sây - ma.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ - Sự hội tụ của những yếu tố tâm linh

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tác động đến mọi hoạt động sản xuất cũng như chi phối đời sống tinh thần của nhiều người trong xã hội. Thế nhưng, yếu tố tâm linh, niềm tin vào tôn giáo, vào những thế lực siêu nhiên đã tồn tại trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ từ xa xưa vẫn không bị mất đi, mà nó vẫn được giữ gìn trong nhiều phong tục tập quán cũng như nghi lễ truyền thống của người Khmer. Điều này sẽ được minh chứng qua việc khảo sát quá trình tạo ra chiếc ghe ngo cũng như trong quá trình ghe ngo tham gia thi đấu.

Câu chuyện về môtíp Rìa-hu trang trí ở chùa Phật Khmer

1. Chùa Khmer luôn thật đặc trưng với chóp mái vút cong, tầng mái trùng điệp, mấp mô trên nền trời, lấp ló giữa những tán cây, và cả những hoa văn trang trí cầu kỳ chen đặc từ ngoài vào trong chùa... nhưng tôi cứ ấn tượng mãi hình tượng con quỷ dữ tợn, hai tay giữ lấy vật tròn lớn cố nhét vào miệng ngấu nghiến trên hầu hết cổng và cửa chùa. Cái ấn tượng đeo đuổi không thôi là cái khuôn mặt dữ dằn ấy được tạo tác mỗi nơi một kiểu có hình tướng đa dạng, màu sắc cực kỳ phong phú... Đó là cái gì?

Nét đẹp kiến trúc chùa Khmer ở An Giang

Tỉnh An Giang có rất nhiều ngôi chùa Khmer, trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện biên giới Tịnh Biên và Tri tôn. Các ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của người Khmer, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong khu vực.

Lễ hội Sen Đôlta - Một nét văn hóa Phật giáo của người Khmer

Hằng năm, cứ sau lễ nhâp hạ hai tháng, hầu hết người Khmer ở Nam bộ tổ chức lễ báo hiếu ông bà tổ tiên và gọi là lễ Đôlta (lễ cúng ông bà). Lễ Sen Đôlta được tiến hành trong vòng 16 ngày kể từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada (Phăt tăk bot, tương tương với tháng 8 ÂL).

Độc đáo chùa Phật giáo Nam tông ở Tp.Biên Hòa

Chùa Nam tông ở Việt Nam phần lớn tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chủ yếu là Nam tông Khmer. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng ở Đồng Nai có một ngôi chùa mang đậm dấu ấn và kiến trúc Phật giáo nguyên thủy (Theravada) đồ sộ và rất đẹp nằm ngay giữa lòng Tp.Biên Hòa mang tên chùa Bửu Đức.

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC NGÔI CHÙA KHMER TẠI SÓC TRĂNG

Những ngôi chùa Khmer chính là sự kết tinh từ nghệ thuật truyền thống và tính sáng tạo của dân tộc với những nét văn hóa đặc sắc đầy ấn tượng, là một chỉnh thể nghệ thuật được kết hợp một cách hài hòa các yếu tố kiến trúc, hội họa, hoa văn trang trí,.... Đây chính là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa sâu sắc của dân tộc Khmer.

Lịch sử cộng đồng người Khmer ở Nam kỳ trước thế kỷ XIX

Cho đến trước khi có lưu dân người Việt, người Hoa, và sau đó là người Chăm đến vùng đồng bằng sông Cửu Long thì người Khmer là thành phần cư dân duy nhất cư trú ở đây. Họ quần tụ theo từng phum, sóc đầu tiên trên các giồng đất, giồng cát. Phum sóc không phải là đơn vị hành chính chính thức. Xã hội người Khmer lúc bấy giờ là hoàn toàn tự quản với bộ máy quản lý điều hành hết sức giản đơn. Đặc biệt, khi quần cư ở đâu, người Khmer đều lập chùa thờ Phật. Mỗi sóc có một chùa, sư sãi được đề cao. Mọi mâu thuẫn trong xã hội đều do các sư dàn xếp, phân xử.

Văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ

(LLCT) - Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông của Việt Nam với trên 1,3 triệu người(1), chủ yếu sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Dân tộc Khmer có lịch sử lâu đời, với đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Khmer, đa dạng văn hóa trong phát triển là vô cùng quan trọng.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).