Văn hóa

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh.

Chùa Khmer Nam bộ với việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng

Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ, dân số khoảng 17,3 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước. Trong đó, người Kinh trên 90%; người Khmer hơn 7%; người Hoa 1,2% và người Chăm chiếm gần 0,07%. Toàn vùng có 07 tôn giáo với hơn 30 hệ phái, có 4.622 cơ sở thờ tự, trong đó có khoảng 450 chùa Khmer, với gần 10.000 sư sãi.

Nét văn hóa truyền thống trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ

Lễ Chôl Chnăm Thmây còn gọi là lễ chịu tuổi hay Tết năm mới của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ này được tổ chức vào Khe chét (tức tháng 4 dương lịch), thường diễn ra trong vòng ba hoặc bốn ngày, ba ngày (từ ngày 13 đến ngày 15) đối với năm thường, 4 ngày (từ ngày 13 đến ngày 16) đối với năm nhuần. Trước đây, một số chùa Khmer ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Tịnh Biên (An Giang) còn tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây kéo dài từ 7 đến 10 ngày để người dân trong phum sóc tập trung lên chùa vui chơi, đóng góp công sức xây dựng chùa. Phần lớn, lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức ở chùa, với sự tham gia của các vị sư sãi, các vị Acha và những người Khmer sinh sống trong các phum sóc chung quanh chùa. Ngày nay, những nghi lễ truyền thống trong ngày Tết của dân tộc vẫn được người Khmer Nam Bộ gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

LỄ HỘI OK OM BOK CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ – NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN PHÁT HUY TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phật giáo Nam tông là tôn giáo truyền thống của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer đều mang đậm dấu ấn của tôn giáo này. Đa phần các nghi thức, lễ hội của người Khmer Nam bộ đều gắn liền với thiên nhiên và được tổ chức trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Khmer. Điển hình cho lễ hội mang ý nghĩa sinh thái học tâm linh này phải kể đến lễ hội Ok Om Bok (cúng trăng) của người Khmer Nam bộ. Lễ hội có ý nghĩa thiết thực khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng. Điều này vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL như hiện nay.

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

(PGVN) Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”.

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

(PGVN) Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sinh mệnh dân tộc mang tính chất Rồng Tiên nảy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay.

Đạo đức Phật giáo và giới luật cho người tại gia

Quan điểm Phật giáo về đời sống đạo đức của người tại gia là một chủ đề rộng lớn được đề cập rất nhiều trong những lời dạy của Đức Phật. Hiện nay có rất nhiều người băn khoăn về vấn đề đạo đức nói chung, có thể vì đạo đức đang trên đà trượt khỏi sự quan tâm và cách cư xử của nhiều người một cách nhanh chóng.

Độc đáo lễ Kiết giới sây - ma của người Khmer Nam Bộ

Đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây (Tết cổ truyền), lễ Sen Dolta (lễ Báo hiếu), lễ hội Oóc Om Bóc… Đặc sắc nhất có thể kể đến lễ Kiết giới sây - ma.

Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ - Sự hội tụ của những yếu tố tâm linh

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tác động đến mọi hoạt động sản xuất cũng như chi phối đời sống tinh thần của nhiều người trong xã hội. Thế nhưng, yếu tố tâm linh, niềm tin vào tôn giáo, vào những thế lực siêu nhiên đã tồn tại trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ từ xa xưa vẫn không bị mất đi, mà nó vẫn được giữ gìn trong nhiều phong tục tập quán cũng như nghi lễ truyền thống của người Khmer. Điều này sẽ được minh chứng qua việc khảo sát quá trình tạo ra chiếc ghe ngo cũng như trong quá trình ghe ngo tham gia thi đấu.

Khái lược lịch sử Phật giáo Hàn Quốc

(PGVN) Phật giáo đã được thông qua là một Đạo giáo chính thức của nhà nước vào thời kỳ Tam quốc. Năm 372, ánh đạo vàng từ bi trí tuệ lan tỏa đến vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); lần lượt đến vương triều Baekje (18 TCN - 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến vương triều Silla (57 TCN - 935 CN) năm 527. Tuần tự theo lịch trình tự nhiên, vị trí địa lý của các vương quốc.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).