Văn hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của người Khmer ở Kiên Giang

Giá trị các di sản văn hóa phi vật thể Khmer ở tỉnh Kiên Giang vô cùng tinh túy đặc sắc, là nguồn tài nguyên nhân văn quý báu cần được trân trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị. Nếu biết cách phát huy thì các di sản văn hóa phi vật thể Khmer không những tiếp tục được sứ mạng cao đẹp của mình trong việc bảo tồn nền văn hóa nghệ thuật cổ truyền, mà còn góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Khmer ở Bình Phước

Trong 06 tỉnh thành ở Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Phước là nơi cộng đồng người Khmer tập trung đông nhất. Họ sinh sống ở quanh khu vực các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành cùng với người Việt, S’tiêng… Trong quá trình phát triển, tộc người Khmer đã sáng tạo ra nhiều thành tố văn hóa có giá trị đặc sắc. Tuy nhiên, cũng như nhiều dân tộc khác sinh sống trên mảnh đất Bình Phước, dưới tác động của quá trình hội nhập và phát triển cùng nhiều nguyên nhân khác, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở Bình Phước đã và đang có nguy cơ mai một rất cao, ảnh hưởng và tác động đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan. Trước thực trạng đó, cần đưa ra những định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer ở Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.

BIẾN ĐỔI CỦA HÌNH TƯỢNG NEAKTA TRONG NHÀ CHÙA VÀ PHUM SÓC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH)

Tóm tắt: Neakta là tín ngưỡng nhiên thần của người Khmer Nam Bộ được thể hiện bằng những hòn đá nhẵn nhụi. Song hiện nay hình tượng Neakta có sự thay đổi, từ hòn đá truyền thống chuyển sang nhân hình. Sự biến đổi này xuất phát từ nhận thức mới của người Khmer về tín ngưỡng, phản ánh mối quan hệ giao lưu văn hóa với các tộc người láng giềng và là kết quả của quá trình phát triển kinh tế. Bài viết của chúng tôi nghiên cứu những biến đổi của hình tượng Neakta tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nhằm làm sáng tỏ những luận điểm trên.

SINH KẾ TRỒNG CÂY CỦA NGƯỜI KHMER Ở XÃ NGỌC BIÊN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Tóm tắt: sinh kế trồng cây phản ánh cho phương thức tận dụng môi trường tự nhiên để gia tăng nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình của người Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bài viết của chúng tôi nhằm phân tích đặc điểm sinh thái dẫn đến việc lựa chọn sinh kế trồng cây, cũng như những ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống và tác động của nền kinh tế thị trường đến nhận thức trồng cây của người Khmer ở địa phương hiện nay. Từ khóa: sinh kế, sinh thái, trồng cây, cây dầu, người Khmer, Giồng Cao, Ngọc Biên.

Lạ lẫm chùa Trà Tim, Sóc Trăng

(PGVN) Hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) có đến 3 ngôi chùa cũng có tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, mới và giữa. Tuy nhiên xét về thời gian và bề dày lịch sử thì chùa Trà Tim cũ (có tên là chùa Chroi Tưm Chắc) là lâu đời và hoành tráng nhất. Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.

Phật giáo có mối liên hệ với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo hay không?

Vào tháng 12-1999, nhiều nhà nghiên cứu về Ấn Độ giáo từ các miền khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Đô, Bỉ và Hoa Kỳ... gặp nhau tại New Delhi để thảo luận về vấn đề Phật giáo có liên quan đến Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo hay không? Các học giả đưa ra giả thiết rằng Phật giáo là một xu hướng chống lại nghi thức tôn giáo Vệ đà hoặc một tôn giáo độc lập có truyền thống riêng biệt.

Chùa ở Viêng Chăn

Viêng Chăn có rất nhiều chùa, trong đó chùa lớn có trên 700 ngôi. Trong số này có một ngôi chùa rất nỗi tiếng về quy mô, vẻ đẹp và sự tích, đó là chùa “Thích Ca Mâu Ni” mà dân chúng quen gọi với cái tên thân mật là “Chùa Ông Tự”. Ông Tự ở đây chính là Phật tổ. Chuyện kể rằng, vua Lào là Tha Ni Lạt đang dích thân điều hành việc đúc một pho tượng Phật lớn bằng đồng thì vua Miến Điện là Bu Len Noong đem quân tới đánh Viêng Chăn. vua Lào nói với vua Miên là sẵn sàng nghênh chiến nhưng vì bức tượng đang đúc dỡ dang và đây là một việc hết sức thiêng liêng, nên đề nghị vua Miên tạm đóng quân bất động cho tới khi bức tượng Phật đúc xong rồi sẽ động binh, Vua Miên đồng ý, vì ông cũng là một Phật tử sùng tín. Trong lúc chờ đợi, vua Miên nhận thấy vua Lào hết sức thành tâm với Đức Phật nên ông tỏ lòng yêu mến, bèn ra lệnh rút quân rồi kết thân với vua Lào và gả con gái cho Tha Thi Lạt . Câu chuyện nỗi tiếng trên được dân cả nưóc Lào biết đến và ca tụng như sức mạnh tôn giáo có thể cảm hóa được con người, thậm chí có thể triệt thoái cả một cuộc chiến tranh …

Phật giáo Lào với việc phát triển và bảo vệ môi trường

(PGVN) Một cuộc cách mạng thầm lặng đang từng bước vững chắc hình thành ở vùng nông thôn Lào, nơi mà Chư tôn đức Tăng già Phật giáo du hóa đến các các làng mạc, quan tâm và ý thức về môi trường, đang giảng dạy cho người dân về đạo đức và thiền định để tiên phong phong trào vận động người dân phát triển kinh tế cộng đồng, và sống hài hòa với thiên nhiên hơn là phá hủy tự nhiên dưới danh nghĩa phát triển.

Sinh sống có chánh niệm

Đáng chú ý là trong đời sống của người tu học theo đạo Phật, các sự việc xem ra hết sức thường tình nhưng đôi lúc cũng lắm phiền toái như chuyện ăn, mặc, ở, dùng thuốc trị bệnh… lại trở thành đề tài quan trọng và thiết thực cho việc tu tiến về đạo đức, tâm linh và trí tuệ, nói khác là cơ sở cho sự giác ngộ, hoàn thiện nhân tính. Tương tự việc “chú tâm” vào hơi thở để thực nghiệm lối sống giải thoát, an lạc; việc ăn, mặc, ở và sử dụng thuốc trị bệnh của người con Phật cũng được vận dụng như là một phương pháp hữu hiệu cho việc chứng nghiệm lẽ sống giác ngộ, an lạc.

Chùa và Sư sãi trong quan niệm của người Khmer Nam bộ

Chùa Khmer là nơi tôn nghiêm đồng thời là nơi dạy chữ Pali và giáo lý của đạo Phật cho thanh thiếu niên Khmer tu học, để trở thành những người “tốt đời đẹp đạo”, có tri thức và đức hạnh phục vụ cộng đồng xã hội. Chùa Khmer được coi như một thiết chế văn hóa trong phum sóc, là nơi sinh hoạt văn hóa Phật giáo, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian cho bà con Phật tử vào các dịp lễ, Tết.

Videos tiêu biểu

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Chương trình phát sóng mùng 1 tết Nhâm Dần 2022, Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang

Chương trình phát sóng mùng 1 tết Nhâm Dần 2022, Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang

សេចក្តីប្រកាស អំពីបុណ្យសែនដូនតា របស់សមាគមសាមគ្គីព្រះសង្ឃស្នេហាជាតិខេត្តគៀងយ៉ាង ព.ស ២៥៦៥ - គ.ស ២០២១

សេចក្តីប្រកាស អំពីបុណ្យសែនដូនតា របស់សមាគមសាមគ្គីព្រះសង្ឃស្នេហាជាតិខេត្តគៀងយ៉ាង ព.ស ២៥៦៥ - គ.ស ២០២១

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).